Cẩm nang
CÁC LOẠI MÓNG NHÀ SỬ DỤNG PHỔ BIẾN TRONG XÂY DỰNG
5221 | 09/08/2022

Trước khi xây hoặc cất nhà điều đầu tiên cần chú ý đến đó chính là kết cấu chính của ngôi nhà mà cụ thể là móng nhà. Móng nhà có nhiều loại và nhiều kỹ thuật khác nhau, nó ảnh hưởng quan trọng đến việc gia tăng tải trọng cũng như mở rộng không gian của căn nhà. Nếu như móng nhà làm không tốt sẽ khiến cho nhà bị sụt, lún hoặc nghiêng, nứt gãy, ảnh hưởng lớn đến toàn bộ công trình. Vậy nên bài viết dưới đây Alpha Home sẽ giới thiệu đến bạn các loại móng nhà cần biết trước khi xây nhà .

Móng nhà là gì ?

Móng hay nền móng hay móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như các tòa nhà, cầu, đập nước,… đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng, lầu khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình. Móng là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống, còn gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình, lại là thành phần của công trình được chôn sâu và kỹ. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.

Các loại móng nhà phổ biến:

  • Móng tự nhiên: Là các loại móng đã được hình thành sẵn trong tự nhiên mà không cần phải tác động, đào bới, gia cố và bản thân nó đã đủ khả năng chịu lực cho công trình. Thường thì các loại móng này có được do công trình năm trên địa điểm có đất cứng, rắn chắc hoặc các loại công trình đơn sơ ( nhà tranh, nhà lá, nhà sàn,…) không phải chịu nhiều tải trọng.
  • Móng đơn: Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.

  • Móng băng: có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Móng thuộc loại móng nông, là những móng xây trên hố đào trần, sau đó lấp lại, chiều sâu chôn móng khoảng dưới 2 đến 3m, trong trường hợp đặc biệt có thể sâu đến 5m và thường được xây dưới tường hoặc dưới hàng cột

  • Móng bè: trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng nông, được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình

  • Móng cọc: Là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Ngày nay người ta thường sử dụng cọc nhồi bê tông.

Ảnh: sưu tầm

 

 

 

Nhận mẫu thiết kế và báo giá

0797 843 843

Contact Me on Zalo