Cẩm nang
CÁCH XỬ LÝ CÁC VẾT NỨT BÊ TÔNG MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
5268 | 24/08/2022

Vết nứt tường nhỏ là một hiện tượng xảy ra phổ biến hiện nay. Nếu không xử lý kịp thời có thể gây hiện tượng thấm dột nước gây mất thẩm mỹ ngôi nhà. Và nặng hơn là sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc các bộ phận khác của ngôi nhà.

I. Nguyên nhân của hiện tượng nứt tường 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tường nhà bị nứt mà chúng ta có thể kể đến như:

  1. Tường nứt do yếu tố nhiệt độ, thời tiết
  2. Nứt tường do kết cấu nền móng yếu
  3. Tải trọng tầng bên trên quá nặng khiến cho tường nhà bị nứt ngang ở tầng dưới.
  4. Tường nứt do sơn trát không đúng kỹ thuật
  5. Tường nứt do thời gian sử dụng lâu
  6. Tường nứt do tác động của ngoại lực

II. Hậu quả khi không xử lý vết nứt bê tông

  • Làm tăng độ thấm nước của bê tông (ở tường tầng hầm).
  • Làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh.
  • Ảnh hưởng đến mỹ quan của công trình.

III. Các dạng vết nứt tường thường gặp và cách xử lí 

1. Vết nứt chân chim

Vết nứt chân chim có hình zíc zắc, đan xen như chân chim, vết nứt thường xuất hiện giữa các vết nứt trát và không ăn sâu vào tường gạch, thường là do quá trình xây dựng nhà ở. Trường hợp tường nhà bị nứt nhiều lớp nhỏ, không sâu thì khi xử lý vết nứt tường bê tông cần đục một lớp hồ cũ dọc theo vết nứt, xử lý kỹ và tô lại bằng vữa già xi măng.

2. Vết nứt ở mép tường tiếp giáp với cột và dầm

Các vết nứt này thường dọc hoặc ngang vùng tiếp giáp. Các vết nứt được tạo ra do người thợ không xử lý tốt ẩm dầu trong quá trình thi công, xây không đúng quy định.
Cần tiến hành đặt một lưới thép để chống nứt do biến dạng và co ngót. Tô 1 lớp xi măng thật mỏng lên khu vực định đặt lưới thép. Đặt lưới thép lên khu vực vừa tô. Tô lên 1 lớp xi măng nguyên chất ở phía trên. Cuối cùng, tiến hành tô tường bình thường.

3. Vết nứt ở mép cửa

Thường xuất hiện ở các góc trên cửa ra vào và cửa sổ. Loại vết nứt này xảy ra do tấm vải sơn cửa không đủ dài, không đủ neo hai đầu tường, trong quá trình sử dụng có lúc đóng tường quá cứng. Để khắc phục vết nứt này bạn có thể dùng máy cắt tạo rãnh sâu, cạo sạch sau đó dùng vữa đông kết nhanh để trám lại vết nứt, cuối cùng là trát lại bằng bột trét thông thường.

4. Vết nứt nghiêng trên tường

Những vết nứt này xuất hiện do công trình bị nghiêng, lún do công nhân không xử lý tốt phần móng, trụ trong quá trình thi công. Những vết nứt này nếu lâu ngày không được xử lý sẽ khiến vết nứt lan rộng, ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của công trình.

Việc đục rỗng vết nứt, đóng “gông” (đinh đỉa) để “may” vết nứt lại chỉ tạm thời, không hiệu quả; vì không ngăn chặn được nguyên nhân gây ra và sẽ bị nứt lại, có thể là chỗ cũ hay quanh đó.
Còn 1 số nguyênnhân khắc như lún nền, móng, do các công trình thi công bên cạnh…v…v.. Nhưng nguyên nhân chủ quan thì đều do quá trình thi công bị mắc số lỗi, hoặc nhiều nhà thầu không nắm vững quy trình, không am hiểu trong quá trình thi công. Bên cạnh đó, có 1 số nhà thầu ham lợi mà coi thường kỹ thuật thi công và những quy trình bắt buộc.
Để khắc phục nhanh chóng điều này, bạn cần liên hệ ngay với các công ty sửa chữa nhà chuyên nghiệp để được báo giá sửa chữa và khắc phục tình trạng này ngay lập tức.

Dù là nguyên nhân gì và cách khắc phục ra sao cũng làm ảnh hưởng đến kết cấu ban đầu. Vì thế, hãy phòng chống nứt tường bê tông bằng việc chuẩn bị và tính toán thật kỹ trước khi tiến hành thi công và lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp có trách nhiệm để tránh những sự cố xảy ra cho ngôi nhà của mình.

Ảnh: st

 

 

 

Nhận mẫu thiết kế và báo giá

0797 843 843

Contact Me on Zalo