Cẩm nang
THIẾT KẾ GIẾNG TRỜI CHO NHÀ Ở
5410 | 20/08/2022

Trong kiến trúc hiện đại ngày nay, thiết kế giếng trời luôn là một phần rất quan trọng và cần thiết. Vì đây là yếu tố sẽ đảm bảo cho ngôi nhà có thể lưu thông không khí cũng như tăng cường ánh sáng tự nhiên cho không gian sống bên trong nhà. Giếng trời đã dần trở nên phổ biến hơn và trở thành một hình ảnh quen thuộc, không thể thiếu trong các công trình kiến trúc nhà đẹp hiện đại – nhất là với những căn nhà ống, nhà lô phố hẹp và sâu, được xây san sát nhau khiến cho căn nhà không có chỗ thở để thông khí, lấy sáng.

1. Giếng trời là gì ? 

Giếng trời là khoảng không gian trống từ mái xuống mặt bằng của ngôi nhà ở tầng cuối cùng để lấy ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng và tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà. Trong xây dựng, giếng trời là giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật và mỹ thuật cho không gian nhà hiện đại. Giếng trời có chức năng hứng ánh sáng, lấy gió và trao đổi khí giữa bên trong với bên ngoài ngôi nhà, bên cạnh đó, nó còn tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà của bạn.

2. Công dụng của giếng trời

Theo phong thủy, giếng trời ngoài khả năng cung cấp không khí và ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà. Giếng trời còn có giúp sức khỏe và tài lộc của các thành viên trong gia đình được tốt hơn.

Bên cạnh đó, giếng trời còn có công dụng tạo ra không gian thoáng đãng, giúp khắc phục được tình trạng chật hẹp của ngôi nhà gia đình bạn. Do đó, nếu muốn tiết kiệm diện tích nhà ở, bạn có thể đặt giếng trời ở bên cạnh cầu thang hoặc kết hợp ô trống ở giữa.

3.Nguyên tắc thiết kế giếng trời

a.Cấu tạo, kích thước của giếng trời

Cấu tạo của giếng trời gồm có 3 phần là: Đỉnh giếng, thân giếng và đáy giếng. Về kích thước, bạn không nên xây dựng giếng trời quá nhỏ hoặc quá to. Bạn nên thiết kế kích thước từ 4 đến 6m2. Về diện tích, bạn nên xây dựng giếng trời chiếm tỷ lệ 10% diện tích nhà ở.

b.Vật liệu làm mái che

Vật liệu làm mái che cũng là yếu tố quan trọng bạn cần phải chú trọng để giúp giếng trời phát huy được tối đa công dụng. Hiện nay, vật liệu làm mái che giếng trời được sử dụng nhiều nhất là tấm lấy sáng polycarbonate. Ngoài ra còn có một số vật liệu khác như: Kính, tôn, bạt,…

c.Vị trí và hướng của giếng trời

Theo phong thủy, nếu muốn khai thác được tối đa chức năng thông gió và lấy sáng, bạn nên đặt giếng trời tại khu vực cầu thang. Bởi vị trí cầu thang được bố trí ở khu vực trung tâm ngôi nhà, các không gian chức năng sẽ xoay xung quanh. Nhờ đó, không khí và ánh sáng tự nhiên sẽ lan tỏa đều ra khắp không gian trong nhà.

4.Những lưu ý khi xây dựng giếng trời

a. Về mặt kỹ thuật

  • Không nên làm phẳng nhẵn tường của giếng trời. Để tiêu âm, bạn nên thiết kế mảng nhám, sần cho tường giếng bằng cách ốp gạch trần, sơn gai,…
  • Do kết cấu dạng ống nên âm thanh rất vang nên khi thiết kế phải sử dụng vật liệu cách âm.
  • Không nên làm mái che quá mỏng và không nên để hở khe rộng.
  • Chú ý đảm bảo an toàn trên các tầng mà chiều dài giếng trời đi qua, tránh nguy hiểm cho trẻ nhỏ

b.Về mặt phong thủy

  • Nên đặt giếng trời ở trung tâm ngôi nhà.
  • Nếu ngôi nhà đã đủ lượng ánh sáng tự nhiên cần thiết, trong khi diện tích không dư giả thì nên cân nhắc và tốt nhất có nên thiết kế giếng trời hay không.
  • Nên đặt cây xanh và nước ở xung quanh giếng trời.
  • Theo các chuyên gia phong thủy, giếng trời không nên đặt ở hướng Bắc sẽ khiến sức khỏe, tiền tài, của cải của gia chủ giảm sút. Ngoài ra, các hướng khác nên chọn hướng hài hòa với gia chủ. 
Ảnh: st
Nhận mẫu thiết kế và báo giá

0797 843 843

Contact Me on Zalo