Phát sinh chi phí trong xây dựng nhà ở là điều mà bất cứ chủ nhà, chủ đầu tư nào cũng lo lắng mỗi khi lên kế hoạch xây tổ ấm. Và có một thực tế là bạn không thể thoát khỏi điều này và bạn sẽ phải chịu những chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng nhà ở. Có rất nhiều loại chi phí tiềm ẩn mà bạn không ngờ có thể nhảy bổ ra và gây ảnh hưởng tới tới ngân sách xây nhà của bạn. Điều quan trọng là bạn phải lường trước được khoản nào sẽ phát sinh và có cách để giảm thiểu tốt nhất. Dưới đây là những nguyên nhân cũng như cách để quản lý nhằm giảm bớt chi phí phát sinh trong quá trình xây nhà.
Dưới đây là những nguyên nhân cũng như cách để quản lý nhằm giảm bớt chi phí phát sinh trong quá trình xây nhà cùng Alpha Home tham khảo qua bài viết dưới đây nha!
I. Các nguyên nhân phát sinh chi phí
1. Thường xuyên thay đổi ý định
Nguyên nhân đầu tiên cũng là vấn đề nhiều người gặp phải nhất là thường xuyên thay đổi ý định khiến cho chi phí phát sinh.
Họ không hiểu hết về bản thiết kế kiến trúc và không thể hình dung ra ngôi nhà sẽ trông thực sự như thế nào. Do đó, họ thường yêu cầu thay các chi tiết trong bản vẽ, đến khi hoàn thiện, chủ nhà vẫn không hài lòng và muốn thay đổi kiến trúc cũng như vật liệu hoàn thiện. Điều này khiến phát sinh thêm các khoản ngoài kế hoạch.
2. Nhu cầu thực tế không giống như dự định ban đầu
Thông thường trước khi tiến hành xây dựng bạn sẽ làm việc với KTS để đưa ra các yêu cầu thiết kế và nhận lại tư vấn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, do KTS tư vấn chưa kỹ cho chủ nhà về lựa chọn vật tư, thiết bị hoàn thiện ngôi nhà.
Đến khi thi công, chủ nhà mới phát hiện ra nhu cầu thực tế của mình khác với những gì được tư vấn. Trong một vài trường hợp, các thành viên trong gia đình không thống nhất được quan điểm, lúc muốn sơn tường nhà đơn giản, sau lại yêu cầu sử dụng giấy dán tường để trang trí. Dẫn đến phải bỏ ra nhiều khoản mà không có trong dự định ban đầu.
3. Phát sinh trong việc xin giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng là điều kiện bắt buộc khi bạn muốn xây một ngôi nhà. Nhưng nếu không nắm rõ kiến thức về những quy định luật pháp, bạn khó có thể tự mình đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được cấp giấy phép. Nhiều khi bạn phải đi 2, 3 lần những vẫn chưa xin được. Ngoài ra có thể KTS và chủ nhà không hiểu ý nhau, khiến bản thiết kế một đằng và đi xin giấy phép một nẻo nên đã xảy ra vấn đề phát sinh. Giấy phép xây dựng là điều kiện bắt buộc khi bạn muốn xây một ngôi nhà.
Không ít công trình xây dựng nhà xảy ra trường hợp bị tháo dỡ do thi công sai hoặc thiếu giấy phép xây dựng. Có thể nói, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chi phí xây dựng vượt khỏi kế hoạch ban đầu của chủ nhà.
4. Phát sinh về chi phí vật liệu xây dựng
Giá của vật liệu xây dựng sẽ tùy thuộc vào chất lượng và thời điểm khác nhau. Vì vậy khi bạn đưa ra dự trù kinh phí cho vật liệu xây dựng, bạn cần thảm khảo giá trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Sau đó đưa ra lựa chọn nhà cung cấp vật liệu thích hợp nhất. Hãy trao đổi với người bán, ký hợp đồng ngay tại thời giá đó.Trong nhiều trường hợp việc chi phí phát sinh là do chủ nhà không trực tiếp kiểm tra vật liệu mà chỉ xem qua hình ảnh rồi lựa chọn. Đến khi vào thực tế thi công, phát hiện ra vật liệu này không đảm bảo chất lượng, không phù hợp, lại phát sinh việc thay đổi vật liệu.
Điều này là trường hợp xảy ra rất nhiều trong thực tế các công trình xây nhà, cũng như việc chọn mua vật liệu hoàn thiện nội thất. Để tránh tình trạng này, bạn nên đi tham khảo thị trường vật liệu thật kỹ trước khi quyết định bỏ tiền ra mua. Lên ngân sách chi tiết để tránh những phát sinh không đáng có.
5. Thi công không cẩn thận, tiến độ thực hiện chậm
Một thực tế thường gặp là nhiều người không thích tuân thủ đúng theo bản vẽ đã được cấp phép. Ví dụ như lấn thêm diện tích sân thượng, xây thêm tầng nhà dẫn đến khi hoàn công nhà phải tháo dỡ, đập bỏ những phần xây sai.
Có câu “thời gian là tiền bạc”, thi công cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc bạn không bị mất thêm tiền. Chính vì thế, khi chọn nhà thầu thi công bạn cần thỏa thuận thời gian hoàn thành công trình, nếu chậm tiến độ thì mức phạt là bao nhiêu phần trăm.
Hãy đảm bảo rằng nhà thầu và giám sát mà bạn chọn có uy tín, chất lượng. Đáp ứng đầy đủ các thủ tục hợp đồng, minh bạch rõ ràng trong các điều khoản về thời gian và chi phí. Để ngôi nhà của bạn được hoàn thành đúng thời hạn.
6. Phát sinh thêm hạng mục mới
Thường thì khi xây nhà bạn chỉ quan tâm đến mỗi ngôi nhà, ít khi để ý đến những hạng mục khác như cổng ngõ, hàng rào, sân vườn, tiểu cảnh trang trí…Nhưng trên thực tế, những phần này lại có thể khiến bạn tiêu tốn khá nhiều tiền để bảo đảm tính thẩm mỹ, an toàn và tiện dụng cho ngôi nhà. Vì vậy, khi lên kế hoạch chi phí xây dựng nhà, bạn hãy nhớ đưa những hạng mục này vào như một phần không thể thiếu của ngôi nhà.
II. Các bước để quản lý chi phí phát sinh
Việc tránh phát sinh chi phí 100% trong quá trình xây một ngôi nhà là điều không thể. Tuy nhiêu, có một vài lưu ý để bạn quản lý những khoản này ở mức độ chấp nhận được, không đi quá xa so với kế hoạch tài chính ban đầu.
– Bạn phải biết mình cần gì cho ngôi nhà: Hãy khảo sát những căn nhà đã xây xung quanh để biết về chi phí tổng quát.
– Lập bản vẽ thiết kế sơ bộ căn nhà: Bạn nên biết một điều rằng không có bản vẽ sẽ không thể tính được chi phí. Vì vậy để tránh phát sinh phải có bản vẽ, càng chi tiết càng tốt. Và tránh việc thay đổi ý định quá nhiều so với bản vẽ đã thống nhất giữa các bên
– Có kế hoạch tài chính xây dựng dựa trên thiết kế sơ bộ để tránh những thay đổi không cần thiết
– Khảo sát thị trường, tìm hiểu thật kỹ về vật liệu xây dựng, thiết bị sẽ sử dụng cho ngôi nhà. Sau đó ước tính những khoản chi phí cho công tác mua sắm.
– Dự trù các khoản chi phí để đảm bảo chất lượng, thường sẽ từ 20-50%.
– Tìm một nhà thầu có uy tín và lập hợp đồng chặt chẽ, rõ ràng minh bạch với nhà thầu về thời hạn thi công, giá cả.
Hy vọng sau khi tham khảo qua bài viết, bạn đã có cho mình những thông tin cơ bản về nguyên nhân và các cách quản lý tránh việc phát sinh chi phí trong quá trình xây dựng ngôi nhà của mình.